DIỄN ĐÀN THANH NIÊN TRƯỜNG THPT NAM ĐÔNG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Kinh nghiệm của HS Việt Nam ở Mĩ nói về giáo dục nước nhà

2 posters

Go down

Mod Kinh nghiệm của HS Việt Nam ở Mĩ nói về giáo dục nước nhà

Bài gửi by Admin 11/02/08, 03:11 am

Áp dụng cách giáo dục Mỹ vào Việt Nam?

Tôi xin mạn phép nói qua về phương thức giáo dục của Mĩ. Nếu có gì sai cũng mong mọi người giúp đỡ để tôi có thể hiểu thêm. Giáo dục Mĩ miễn phí cho cấp học từ tiểu học đến phổ thông. Tôi xin nói sâu về giáo dục ở cấp phổ thông vì tôi hiện đang là senior của 1 trường cấp III ở đây. Học sinh được chọn khóa học (course) theo sở thích (mà theo tôi có thể giúp phát huy khả năng của học sinh) và bên cạnh đó để có thể tốt nghiệp (graduate) thì học sinh phải bắt buộc phải hoàn thành một số khóa học mà theo tôi cũng khá hợp lí : English- 4 năm, Mathematics- 3 năm, Natural Science- 3 năm, Social Study- 3 năm, Foreign Language (2 units), Addition Course.

Những học sinh muốn tốt nghiệp bắt buộc phải hoàn thành được những khóa học nêu trên, và nếu hoàn thành được, có thể nói rằng, họ có một nên tảng khá hợp lí về tất cả các lĩnh vực: họ hiểu được lịch sử của đất nước mình (qua môn American History), hiểu được cấu trúc của chính phủ mình (qua US gov), có kiến thức nền tàng về toán, lý, hóa v.v.. Mạn phép so sánh với giáo dục nước nhà: đối với tôi mà nói, toán+lý+hóa+sinh lớp 11 đã vượt quá nhu cầu dùng của một người trong suốt cuộc đời (trừ trường hợp họ là nhà khoa học), tôi muốn làm Business man thì tại sao tôi phải học về toán cao cấp (thứ mà chỉ có các nhà khoa học mới cần). Tại sao không có khóa Business law, Financal Literacy, Accouting? Thay vì học những kiến thức mà tôi có thể chắc chắn rằng mình sẽ không dùng trong suốt cuộc đời, tại sao tôi không thể chọn cho mình những kiến thức phù hợp hơn với ngành học mà tôi muốn theo đuổi? Vấn đề tôi muốn đề cập ở đây là: giáo dục VN quá coi trọng vào khoa học cơ bản, cố gắng nhồi nhét vào đầu học sinh càng nhiều kiến thức khoa học càng tốt, đó là lối suy nghĩ của các nước XHCN những năm 80, họ không nhận ra rằng thế giới đang phát triển, còn nhiều ngành nghề khác cũng rất cần nhân lực, lấy ví dụ là kinh doanh, ngân hàng v.v.. Thay vì cung cấp cho học sinh những kiến thức nền tảng về các ngành nghề đó ở cấp phổ thông, để học sinh có thể định hướng được tương lai, họ lại bắt học sinh phải lựa chọn một cách may rủi ngành nghề mà mình muốn theo đuổi (may rủi ở đây là học sinh hoàn toàn không biết 1 chút định nghĩa nào về ngành nghề của mình, họ chỉ đơn thuần lựa chọn mà không có suy nghĩ nghiêm túc về nó-đó không phải lỗi ở học sinh, vì họ không được kiến thức cơ bản về ngành nghề đó để mà lựa chọn). Lấy ví dụ ở các nước phát triển, VD như Mĩ, học sinh được chọn khóa học phù hợp với sở thích của mình, họ có thể có được kiến thức cơ bản về lĩnh vực mà họ sẽ theo đuổi, từ đó định hướng được chính xác ngành nghề của mình trong tương lai. Theo tôi, đó là ưu điểm của nên giáo dục Mĩ.

Tôi cũng xin mạn phép nói thêm về cấp đại học. Ở VN, truyền thống là: bắt buộc phải là sinh viên mới có thể tồn tại được. Điểm bất cập là: các ngành công nghiệp rất cần công nhân kĩ thuật cao, và nguồn cung ứng thường là từ các trường cao đẳng công nghiệp, nhưng thực tế là trường cao đẳng công nghiệp thường không phải là đích nhắm của các tân sinh viên. Phần lớn các sinh viên vào cao đẳng là vì họ không đủ khả năng để vào đại học. Và với tư tưởng không tích cực đó, họ không tiếp thu được nhiêu điều từ ngôi trường mà họ theo học. Và khi tốt nghiệp, liệu họ có phải là những công nhân kĩ thuật cao mà nước nhà đang mong mỏi không? Thử nhìn vào kì thi ĐH nước ta, cao đẳng bị xếp vào thứ yếu, chỉ khi trượt đại học các thí sinh mới nhắm vào cao đẳng. Họ rõ ràng không hiểu được tầm quan trọng của công nhân kĩ thuật cao. Tự hỏi liệu mấy ai trong chúng ta mong ước tương lai mình sẽ là công nhân? Nhưng hãy nên nhớ rằng, công nhân kĩ thuật cao chính là sinh mạng của công nghiệp, và nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa. Nhưng công nghiệp hóa như thế nào nếu các trường cao đẳng cung cấp những công nhân tương lai chưa đủ tiêu chuẩn, thậm chí còn không mong muốn được làm công nhân, được đóng góp vào công cuộc công nghiệp hóa của nước nhà? Trái lại, lấy ví dụ như Mĩ, học sinh phổ thông rất hiểu và việc mong muốn trở thành công nhân cũng là một điều rất bình thường. Vì thế, các trường cao đẳng không bao giờ bị xếp vào hàng thứ yếu. Và khi họ ra trường, họ đã sẵn sàng để trở thành một công nhân đủ trình độ, đóng góp sức mình vào sự phát triển của đất nước.

Tất cả những gì tôi nói trên đây đều đúc rút từ kinh nghiệm bản thân. Hy vọng mọi người có thể đóng góp ý kiến để có tôi có cái nhìn sâu hơn về vấn đề này.
Cám ơn vì đã đọc.

<><><><><><><>


Trần Thiên Phước (Trường West Orange)


Trích dẫn bài viết của Đinh Xuân Tú
Thời gian đi học của học sinh bên đó là mấy tiếng một ngày?

Cái này dựa theo tiểu bang (state), bởi vì mỗi bang khác nhau về hệ thống giáo dục. Mình lấy ví dụ ở Florida thì mình đang học là từ 7h20 đến 14h10... còn hồi trước ở Minnesota là 7h45 tới 14h05.


Trích dẫn bài viết của Đinh Xuân Tú
Khối lượng bài tập học sinh Mĩ phải giải quyết là bao nhiêu, và làm như thế nào?


Ở Mỹ khác ở 1 chỗ là 1 môn có nhiều cấp bậc khác nhau. Lấy ví dụ Math thì có Algebra 1, Geometry, Algebra II, Pre-calculus, Calculus (còn nhiều cái khác nữa, nhưng cũng tùy theo bang, mình chỉ kể 1 số cái cơ bản thôi). Nếu bạn vượt qua 1 lớp thì lên lớp trên, còn không thì học lại lớp đó; hoặc là nếu bạn không muốn lên cao thêm thì có thể thôi (nếu bạn có đủ credits để tốt nghiệp); và hơn nữa mỗi cấp bậc còn có mức độ khác nhau ví dụ như là regular (bình thường), Honor (giỏi), Advanced Placement (xuất xắc)... cho nên mức độ bài tập nhiều hay ít, tùy thuộc vào bản thân bạn thôi. Nếu bạn muốn nhiều, xin lên lớp cao và ngược lại.

1. Cái này giúp hạn chế sự cách biệc khá xa trong trình độ của học sinh trong 1 lớp, không có những học sinh quá giỏi, hoặc quá dở -> dễ cho giáo viên chuẩn bị bài giảng
2. Tạo điều kiện cho những người xuất sắc vươn lên, bởi vì nếu bạn giỏi và yêu thích 1 môn nào đó, bạn luôn có thể xin vào những lớp khó hơn để thử thách bản thân mình.

Và ngược lại nếu bạn không thích 1 thứ nào đó, bạn vẫn học, nhưng bạn có thể chọn mức độ dễ, chỉ biết sơ, không cần chuyên sâu --> dành thời gian cho những môn quan trọng hơn. (thời gian là cố định và hạn chế cho nên phải phân phối nó hiệu quả để tạo ra kết quả tốt nhất).

Trích dẫn bài viết của Đinh Xuân Tú
Học sinh Mĩ được chọn khóa học thì học sinh có những điều kiện thuận lợi gì để hoàn thành tốt khóa học đó?

Điều kiện thuận lợi (cái này rất là chủ quan, bởi vì mình chỉ có kinh nghiệm ở 3 trường trung học Mỹ, và ở 2 bang khác nhau... nên những gì mình nói, chỉ là dựa trên cách nhìn nhận của mình):

+ Cơ sở vật chất: ví dụ các môn học như thị trường chứng khoáng (investing), tin học .v.v.. được trang bị với máy tính, và 1 digital màn ảnh rộng ở lớp dành cho thuyết giảng. Trong khoa học thì có những dụng cụ để làm thí nghiệm như các loại khí khác nhau, máy đo tốc độ, máy động lực. Trong photograph (chụp ảnh) thì mỗi học sinh được phát máy chụp. Các lớp học đều có tivi, hoặc màn hình digital giành cho thuyết trình.

+ Thư viện: số lượng sách để tham khảo tương đối nhiều (2 trường cũ của mình thì nhiều, nhưng trường hiện tại thì không...nên rất tùy trường), máy tính với kết nối internet.

+ Đối với thể thao thì có sân tập riêng (sân tennis riêng, gym riêng, football - bóng bầu dục- riêng, soccer riêng) .v.v..

+ Sách được phát cho học sinh, và đặc biệt là Mỹ không có 1 bộ sách chung cho cả nước... mỗi thầy mỗi trường, sau khi bàn luận với nhau sẽ chọn mua cuốn sách do tác giả nào... và thường thay đổi 2-3 năm là trung bình của sách khoa học, 5-7 năm là của toán, nhiều lớp AP về xã hội học thay đổi hàng năm, hoặc giữa năm bởi vì rất nhiều thứ thay đổi.

+ Tiếp xúc thực tế: lớp học thường có những project đòi hỏi học sinh phải thực hành... ví dụ như năm ngoái, đối với mình lịch sử Mỹ, mình phải làm 1 bài khảo sát về tình trạng và những chi tiết cụ thể của đế chiến thứ 2... mình phải đi kiếm những người đã từng tham gia cuộc chiến, tham khảo ý kiến của họ và lên thuyết trình trên lớp. Hoặc là cái project vừa rồi của mình về tình trạng lạm phát ở thập niên 70 và phản ứng người dân... và 1 project lớp mình sắp làm tới trong lớp Statistics đó là khảo sát xem báo chí, truyền hình những ý kiến ngoài đường có ảnh hưởng thế nào đến hình ảnh của 1 trường (how the media and gossips influence the public opinion about a school's image)... Tụi mình sẽ phải đi làm survey (tham khảo ý kiến) của những người buôn bán nhà đất, doanh nhân, phụ huynh, và thầy cô....

+ Đa phần là thầy cô rất cởi mở, và họ rất hứng thú với những người thật sự ham học hỏi, và rất nhiệt tình (ý kiến cá nhân của mình, với lại... lương giáo viên rất thấp...họ chấp nhận làm ngành này chỉ vì họ thích được dạy thôi... đa phần).

<><><><><><><>


Đinh Xuân Tú (12A3 01-04 Trường Nguyễn Trãi)

Theo như các bạn trả lời thì chúng ta có thể hiểu phần nào những thuận lợi của học sịnh Mĩ khi được học theo cách "chọn khóa học". Vậy bây giờ tôi sẽ nêu ra những khó khăn của học sinh VN khi đi học nhé.

Học sinh VN bây giờ học theo kiểu "bị động".
tức là ngày ngày cắp sách tới trường >> ngồi vào bàn >> cô giáo đọc >> cắm cúi ghi ghi chép chép >> về nhà làm bài học bài >> hôm sau cô giáo kiểm tra lấy điểm >> cuối năm thi. Chấm hết.

Tất cả những gì học sinh được học đều là của cô giáo chứ không phải những gì học sinh tự nghiên cứu, tìm hiểu (mà giáo viên chỉ làm nhiệm vụ hỗ trợ như của học sinh Mĩ.) Nếu các bạn cho rằng có thể áp dụng cách học như trên của HS Mĩ thì tôi thấy là không nên chút nào. VÌ SAO?

+Vì cơ sở vật chất: HS VN thiếu hoàn toàn những cơ sở vật chất thiết yếu để có thể tự mình học. Thư viện thì coi như không có rồi, máy tính thì không phải ai cũng có (nhất là các vùng nông thôn), INTERNET thì chập cheng (hầu hết HS phải dùng INTERNET ngoài hàng), mỗi môn học cần phải có những thiết bị chuyên dụng để có thể nghiên cứu thì HS VN được chiêm ngưỡng nó qua những tấm ảnh hoặc qua những cái tủ kính trong thư viện nhà trường.

+Vì ngôn ngữ: Các bạn đều hiểu rằng HS MĨ được lợi rất lớn là họ sử dụng Tiếng anh cho nên việc tìm thông tin của họ rất dễ dàng (nhất là qua INTERNET), còn HS VN thì tư liệu bằng Tiếng Việt còn rất thiếu (thiếu trầm trọng luôn) mà nếu bắt HS tìm kiếm thông tin bằng Tiếng Anh thì...(các bạn biết rồi đấy).

+Vì giáo viên: hầu hết GV còn rất thiếu và yếu, tư tưởng dạy học rất bảo thủ, (cái gì của cô giáo phải trả lại đúng như thế cho cô giáo), hầu như HS không được phép sáng tạo trong cách học. Còn chuyện Giáo Viên "hỗ trợ" học sinh ư? MONEY MONEY >> đến nhà cô mà học thêm.

Để hoàn thành một project hiệu quả phục vụ cho việc tự học thì mất khá nhiều thời gian, nếu bắt HS VN làm việc này thì cứ gọi là HS đó chạy mấy vòng Hà Nội cũng chưa tìm ra đủ tư liệu.


---------------------------------------
Xem toàn bộ bài trao đổi tại địa chỉ sau:
http://www.hn-ams.org/hao/chonloc/nghivaviet/0.915.1.68.html


{ ĐÂY LÀ WEBSITE CỦA HỘI HỌC SINH TRƯỜNG AMSTERDAM, HÀ NỘI }
<><><><><><><>


Mời các bạn có hứng thú với chủ đề cải cách giáo dục tham gia thảo luận tại đây:
http://www.hn-ams.org/forum/showthread.php?t=27744
[center]
Admin
Admin
Admin

Nam
Tổng số bài gửi : 142
Age : 42
Đến từ : Maths team
Job/hobbies : Good teaching
Registration date : 16/01/2008

https://ndschool.forum-viet.com

Về Đầu Trang Go down

Mod Re: Kinh nghiệm của HS Việt Nam ở Mĩ nói về giáo dục nước nhà

Bài gửi by vietnamtour 04/11/10, 12:51 am

Trên lý thuyết là vậy, nhưng khi áp dụng vào thực tế lại hoàn toàn khác, tuỳ vào tính cách và nền văn hoá của nước đó nữa.

vietnamtour
03 sao
03 sao

Tổng số bài gửi : 15
Registration date : 30/10/2010

http://vietnamphoenixtour.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết