DIỄN ĐÀN THANH NIÊN TRƯỜNG THPT NAM ĐÔNG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Ôn tập cận thi ĐH - Sai lầm cần tránh

Go down

Mod Ôn tập cận thi ĐH - Sai lầm cần tránh

Bài gửi by tanbinh 14/05/12, 10:14 pm

"Kỳ thi Tuyển sinh CD-ĐH đang đến gần, và chính khoảng thời gian ôn tập còn lại này cực kỳ quan trọng đối với kết quả cuối cùng của sĩ tử.

>> Cách ổn định tâm lý mùa thi
>> Tích cực học tập để thi đỗ đại học
>> Kinh nghiệm làm bài thi môn Địa lí

Thời gian này teen 12 song song với ôn thi ĐH còn phải chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT, các bạn thường cảm thấy áp lực phải chuẩn bị rất nhiều kiến thức chỉ trong khoảng thời gian khá ngắn. Nhưng không hẳn cứ học càng nhiều thứ càng tốt, mà quan trọng là học cái gì và học như thế nào? Nhiều bạn vẫn có những suy nghĩ chưa thật chính xác về phương pháp ôn thi ĐH thế nào cho hiệu quả, có thể kể đến 3 lỗi sai hay gặp nhất đối với sĩ tử trong giai đoạn nước rút quan trọng này:

Ôn tập cận thi ĐH - Sai lầm cần tránh OnthiDDH

Tìm và giải những dạng bài khó và lạ

Ngay lúc này mà bạn vẫn còn đi tìm những dạng bài tập cực lạ, cực khó để giải với quan niệm “thi ĐH thì phải học những thứ cao siêu”… Nếu đúng vậy thì bạn đang bị lầm to đấy!

Thật ra, thi ĐH cũng không phải toàn những dạng bài tập khó hay đánh đố như bạn nghĩ. Tuy có một vài câu khó nhưng nó không đóng vai trò quyết định đến khả năng trúng tuyển của bạn. Vì đa số những câu rất khó ấy cũng không nhiều bạn giải được, nó nhằm xác định vị trí thủ khoa, á khoa chẳng hạn. Nói như thế không có nghĩa đi thi gặp những câu quá hóc búa thì bạn được phép bỏ qua dễ dàng, nhưng thật sự trong lúc ôn tập, bạn không nên cứ chăm chăm tìm giải những dạng bài như vậy.Bạn nên xác định mục tiêu chính của bạn là gì? Là đạt điểm đủ để trúng tuyển.

Vì thế bạn phải tập trung vào những dạng bài tập quen thuộc, hệ thống lại những kiến thức cơ bản đã học trong sách giáo khoa. 50% đề thi cũng chỉ gói gọn trong những kiến thức và bài tập cơ bản, phần còn lại là dạng nâng cao hơn nhưng đa số cũng chỉ phát triển trên nền kiến thức, dạng bài tập cơ bản. Hơn nữa, khi vào thi, bạn phải chắc chắn làm đúng những dạng bài, câu hỏi quen thuộc để có thể lấy trọn điểm những phần đó, hơn là cứ tập trung giải bài khó trong khi những câu dễ hơn, chắc ăn hơn thì lại để sai vì bất cẩn,chủ quan. Ví dụ phần Khảo sát hàm số hay bài tập về số phức… trong đề Toán thường là bài tập cho điểm (tất nhiên khi bạn học lưc trung bình trở lên và làm cẩn thận ). Nếu để mất điểm ở những phần này ,bạn sẽ mất đi khoảng 30% cơ hội so với các bạn khác.

Còn nếu lực học của bạn thật sự giỏi và có mục tiêu chinh phục những trường top đầu thì bạn có thể thử sức với những dạng bài hóc búa, lạ hơn, nhưng vẫn phải ghi nhớ một điều: Không được mất quá nhiều thời gian giành cho việc giải những bài tập này khi chưa chắc chắn hoàn thành xong những dạng bài quen thuộc,căn bản. Phải vững từ gốc thì ngọn mới cao mới vững được, nên học từ cơ bản rồi dần dần nâng cao lên.

Cố gắng dung nạp nhiều kiến thức mới

Như đã nói ở trên, thời gian giành để hệ thống lại tất cả kiến thức đã được học chứ không phải nhằm bổ sung thêm quá nhiều kiến thức mới. Ví dụ nhiều bạn đang cố gắng đọc thêm sách tham khảo, hay bất cứ nguồn tài liệu nào mà bạn có được, không cần biết khả năng để đề thi ra trong phần kiến thức đó là hầu như không xảy ra. Thậm chí nhiều bạn còn cố gắng học cả những dạng bài của các năm trước mà năm nay đã bỏ, vì “lỡ đâu vẫn còn thì sao??”.

Lời khuyên ở đây là hãy ôn tập và hệ thống những gì đã học, hay có thể nhờ thầy cô giúp rà soát lại những gì bạn chưa nắm rõ. Và khi quyết định tự học thêm những nội dung mới mà bạn cho là cần thiết thì nên tham khảo ý kiến thầy cô, vì có thể nội dung đó không nằm trong đề thi.

Giải tất cả những đề thi mà bạn có

Giải đề là một kỹ năng và một khâu quan trọng gần như sau cùng của quá trình ôn thi, giúp bạn thực hành cũng như rà soát lại những thứ đã học. Nhưng lúc này, bạn không nên chỉ tập trung giải quá nhiều đề thi và đặc biệt phải biết chọn đề thích hợp để làm thử. Nhiều bạn vì quá lo lắng nên thấy bất cứ bạn nào luyện thi ở trung tâm nào, thầycô nào, miễn có đề thi thử là mượn photo để giải. Điều này có thể chấp nhận được nếu chúng ta có dư thời gian, nhưng ngay thời kỳ nước rút này thì không nên.

Vì việc giải quá nhiều dạng đề không cần biết có phù hợp hay không chỉ khiến bạn mất thời gian và rối tung lên. Tâm trạng của bạn có thể tồi tệ hơn, còn kiến thức thì lộn xộn hơn khi bạn chú tâm vào giải những đề thi vô thưởng vô phạt ấy.

Lời khuyên ở đây là nên làm thử để thi ĐH của một hay vài năm gần đây, làm sao để bạn quen với cấu trúc một đề thi ĐH và biết phân phối thời gian làm bài.

Tóm lại, thời gian còn đủ để bạn hệ thống và rà soát lại những kiến thức đã học, đặc biệt phải nắm vững những dạng bài tập cũng như lý thuyết cơ bản, rồi đến nâng cao dần. Bình tĩnh , tự tin,học đúng phương pháp và xác định đúng mục tiêu là bí quyết để bạn có một mùa nước rút thành công.

Nguồn: Mực Tím
"










tanbinh
5 sao
5 sao

Tổng số bài gửi : 67
Registration date : 09/03/2012

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết